Một số bệnh thường gặp của cá KOI

2020-08-10 15:33:54

Cá koi ngày càng được ưa chuộng bởi sự đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng, hoa văn. Đặc biệt Koi luôn được ưu tiên trong hồ cá bởi sự may mắn tài lộc mà nó đem lại cho gia chủ. Chính vì vậy, việc chăm sóc Koi cũng đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt hơn những loài cá khác. Nhất là khi cá Koi mắc các loại bệnh mà gia chủ chưa nắm đủ kiến thức sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Cùng khám phá nhiều hơn về Một số bệnh thường gặp của cá KOI qua bài viết dưới đây bạn nhé!

  1. Một số bệnh thường gặp của cá KOI

Cũng như những loài sinh vật khác, cá Koi có thể mắc các loại bệnh khác nhau tùy nào cách chăm sóc của người nuôi. Có những bệnh lây lan kéo dài tạo thành dịch bệnh khiến cá chết hàng loại. Chúng tôi sẽ nêu ra một số loại bệnh thường gặp của Koi như sau:

- Bệnh đốm trắng hay chính là nấm trắng: Bệnh nấm trắng xuất hiện khi độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường thấp hoặc hồ cá bẩn khiến nấm trắng sinh trưởng và xâm nhập cá Koi.

- Thối đuôi hoặc vây: Đuôi hoặc vây của con cá bị bệnh sẽ có hiện tượng rách tả tơi, thối rữa, cá bơi lờ đờ, ăn ít. Bệnh này tương đôi nguy hiểm vì nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cho Koi.

- Thối miệng: Bệnh thối miệng ở cá Koi hay chính là lở miệng trông giống như bệnh nấm, Nguyên nhân là do vi khuẩn Columnaris – một loại vi khuẩn hình que gram âm gây ra, vi khuẩn này thường trú ngụ khu vực miệng cá, bên trong miệng cá. Thường thì khi cá có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị mắc bệnh này.

- Kí sinh trùng: Có một số loại ký sinh trùng gây bệnh cho cá Koi, tùy từng loại ký sinh trùng mà phân ra các bệnh: bệnh rận cá, bệnh trùng bánh xe, bệnh sán lá, bệnh trùng mỏ neo…

- Nấm: nấm xâm nhập bất cứ bộ phận nào của cá, xuất hiện các vết hoặc vùng đốm hoặc sùi lên như một lớp bông trên bề mặt, nếu mang cá nhiễm nấm thì sẽ khó phát hiện hơn.

- Đầu to: Đầu cá Koi lúc này to bất thường do vi khuẩn, vi trùng  xâm nhập.

- Sán lá: Sán xâm nhập vị trí mang và da, sán sẽ xâm nhập nhanh vào bên trong cơ thể cá khiến cá ngày càng gầy đi, màu da xỉn đi.

- Nổ mắt: Do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra khiến mắt cá bị lồi, mờ đục hoặc bị mù. Bệnh nổ mắt cũng khiến gan, thận, tim, ống ruột của cá bị xuất huyết.

- Mắt đục: trong hồ cá ô nhiễm, độ PH không đảm bảo, đặc biệt với hồ cá Koi ngoài trời khi mưa xuống sẽ khiến ảnh hưởng đến độ PH, môi trường nước khiến mắt cá coi bị đục và bơi lờ đờ.

- Loét (Bệnh đỏ mình): Bệnh này được cho là do virus Aeromonas xâm nhập.

- Bệnh mang: là bệnh nấm mang, lúc này cá Koi sẽ có biểu hiện bơi lờ đờ, mang cá có các vết chấm màu đỏ và màu trắng, mang chảy máu, da có các đám bạc màu hoặc phồng rộp. Bệnh này lây nhiễm rất nhanh, cá có thể chết trong vòng 24 – 48h sau khi xuất hiện bệnh. Tuy nhiên bệnh này cũng thường xảy ra ở cá nhỏ, với cá trưởng thành sẽ ít bị mắc bệnh.

- Vẹo cột sống: khi bơi, thân hình Koi bị cong vẹo không bình thường, bệnh này có thể do bị nhiễm trùng ở bàng quang, thiếu chất ascorbic acid trong chế độ ăn hoặc bị rò điện từ máy bơm.

  1. Một số loại thuốc cho cá cảnh:

- Thuốc chloramine t 100g (khuẩn mang):

Chloramine-T được sử dụng phổ biến có hiệu quả ngăn chặn nấm trắng, vi khuẩn (Flukes) trên da và mang cá. Nên sử dụng sản phẩm này cho nước có nhiệt độ trên 150C. Chloramine-T là dạng bột khô nên luôn dễ sử dụng. Bạn có thể dùng ở tỷ lệ cao để tiêu diệt Costia, White Spot và Gill Bacteria Disease.

Đối với tắm khử trùng Koi trong vòng vài phút, có thể dùng liều 5 grams cho 1000 lít nước

Đối với khử trùng toàn bộ hồ diệt khuẩn và mầm bệnh, có thể dùng liều 15 – 20 grams cho 1000 lít nước, nhưng lưu ý hồ KHÔNG có cá.

- Thuốc tím:

Thuốc tím (KMnO4) là một chất oxy hoá, có khả năng “đốt cháy” hoá học những thành phần bất lợi như vi trùng, ký sinh và nấm,… Thuốc tím cũng có thể dùng để tắm cho cá trong thời gian ngắn với nồng độ 10mg/lít 30 phút. Khi ứng dụng nồng độ này phải rất chú ý biểu hiện của cá khi được điều trị để ngăn chặn tổn thất. Sau khi chữa bằng thuốc tím xong thì nên ngâm cá vào nước muối có nồng độ nhẹ (0.02-1%) vài ngày hoặc 1 tuần (tùy vào từng loại cá). Để trị các bệnh nhiễm do Columnaris rất có hiệu quả.

- Thuốc cho cá KOI OCEAN FREE:

WC-125 - O' Anchor Worm & Fish Lice – Loại thuốc "O" chuyên trị các lọai ký sinh trùng: trùng mỏ neo, rận ....

MD-203 - Super Koi 2: Trị các bệnh về nấm da, rách vây, mục mang, sán, giun ...

MD-205 - Super Koi 3: Trị các bệnh lở loét, sình bụng, mục đuôi ....

Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các thuốc diệt rêu, tảo cho hồ cá được vệ sinh như: thuốc diệt rong nhớt - tảo - hồ cá ngoài trời (250cc), vi sinh kf xử lý nước, thuốc diệt rêu tảo hồ cá kf,…

Sử dụng thêm BÚT ĐO PH - Dr.meter PH100 (NHẬP MỸ), Bút Đo độ mặn EC170 để đảm bảo môi trường nước lý tưởng cho cá Koi.

PHỤ KIỆN HỒ CÁ KOI FISH cung cấp thiết bị chăm sóc sức khỏe và các loại thuốc để chữa trị cho cá Koi tốt nhất trên thị trường. Đối với các bệnh đã liệt kệ phía trên, cách xử lý chung là người chơi cần vớt cá bị bệnh ra chậu hoặc bể riêng để tránh lây lan sau đó tiến hành thay nước, làm sạch bể. Nếu bạn không chắc chắn có thể liên hệ chúng tôi để tư vấn các sản phẩm đặc trị, hỗ trợ tùy tình trạng bệnh của cá Koi để có giải pháp phù hợp.

Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích về Một số bệnh thường gặp của cá KOI.

NGUYỄN TÀI KOI FISH

Địa chỉ : 498/48 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10 ,TP HCM

SDT: 090.662.8183 - 0988.772.771

Email: congtynguyentaikoifish@gmail.com


Tin liên quan

Từ khóa: nguyentaikoifish.vn, Thức ăn cho cá Koi, Máy oxi hồ cá, Máy bơm hồ cá, Bộ lọc cho hồ cá koi có đèn UV, phụ kiện hồ cá KOI, Máy cho cá Koi ăn tự động, MÁY OXI HỒ CÁ AIRMAC - ĐÀI LOAN, Máy oxi cho cá KOI tốt nhất hiện nay, thùng lọc cá KOI, Một số bệnh thường gặp của cá KOI


Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận